Thứ Hai

Những điều cần biết về bê tông cốt thép

Bê tông cốt thép (BTCT) là một loại vật liệu composite kết hợp bởi bê tông và thép, trong đó bê tông và thép cùng tham gia chịu lực. Kết cấu bê tông cốt thép được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực xây dựng dân dụng và xây dựng công trình giao thông như nhà ở, cầu, đường, nhà xưởng công nghiệp, sân bay, thủy lợi… Trong hầu hết các công trình hiện nay, kết cấu BTCT đóng vai trò là kết cấu chịu lực chính cho cả công trình.


Tổng quan về bê tông cốt thép

Tại Việt Nam, theo các thống kê sơ bộ, các công trình xây dựng từ kết cấu bê tông cốt thép chiếm 70% tổng số công trình xây dựng.

Sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép xuất phát từ thực tế bê tông là loại vật liệu có cường độ chịu kéo thấp (chỉ bằng từ 1/20 đến 1/10 cường độc chịu nén của bê tông), do đó hạn chế khả năng sử dụng của bê tông và gây nên lãng phí trong sử dụng vật liệu. Đặc điểm này được khắc phục bằng cách thêm vào trong bê tông những thanh ‘cốt‘, thường làm từ thép, có cường độ chịu kéo cao hơn nhiều so với bê tông. ‘Cốt‘ do đó thường được đặt tại những vùng chịu kéo của cấu kiện.

Kết cấu xây dựng

Kết cấu xây dựng bằng cách sử dụng bê tông kết hợp với ‘cốt’ được gọi chung là ‘kết cấu bê tông có cốt’; kết cấu bê tông cốt thép, với ‘cốt’ là các thanh thép, là loại ‘kết cấu bê tông có cốt‘ lâu đời và được sử dụng rộng rãi nhất trong xây dựng. Trong các điều kiện thông thường, sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép mang lại hiệu quả tốt nhờ vào những đặc điểm sau:

Lực dính bám giữa bê tông và cốt thép: lực này hình thành trong quá trình đông cứng của bê tông và giúp cốt thép không bị tuột khỏi bê tông trong quá trình chịu lực.
Giữa bê tông và thép không có phản ứng hóa học làm ảnh hưởng đến từng loại vật liệu, ngoài ra do cốt thép đặt bên trong bê tông nên còn được bê tông bảo vệ khỏi ăn mòn do tác động môi trường.
Bê tông và thép có hệ số giãn nở nhiệt xấp xỉ nhau:
Với bê tông là khoảng 1,0 x 10-5 ~ 1,5 x 10-5. Với thép là  2 x 10-5. Do đó phạm vi biến đổi nhiệt độ thông thường (dưới 100 °C) không làm ảnh hưởng tới sự kết hợp bên trong giữa bê tông và cốt thép.



Do bê tông có khả năng chịu nén tốt và cốt thép được đưa vào trong bê tông để khắc phục khả năng chịu kéo kém của bê tông nên về cơ bản trong cấu kiện bê tông cốt thép thì cốt thép sẽ chịu ứng suất kéo còn bê tông chịu ứng suất nén.

ƯU ĐIỂM:

Kết cấu bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi nhờ những ưu điểm sau:

Giá thành thấp: 

Bê tông được chế tạo chủ yếu từ các vật liệu sẵn có như đá, sỏi, cát… Các vật liệu khác như xi măng, thép đắt tiền hơn nhưng chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 1/6 đến 1/5 tổng khối lượng.
Khả năng chịu lực lớn: khả năng chịu lực của bê tông cốt thép lớn hơn rất nhiều so với các dạng vật liệu khác như gạch, đá, gỗ… Hơn nữa, khác với các loại vật liệu xây dựng có nguồn gốc tự nhiên, bê tông cốt thép là vật liệu nhân tạo nên thông qua việc chế tạo có thể lựa chọn các tính năng mong muốn.

Độ bền cao: 

Bê tông là một loại đá do đó có khả năng chịu ăn mòn, xâm thực từ môi trường cao hơn các vật liệu như thép, gỗ… Chi phí bảo dưỡng do đó cũng thấp hơn.
Khả năng tạo hình khối dễ dàng: trước khi đông cứng thì bê tông ở dạng hỗn hợp lỏng và dẻo nên có khả năng tạo các hình khối phù hợp yêu cầu kiến trúc nhờ vào hệ thống ván khuôn.
Khả năng chống cháy tốt: trong ngưỡng dưới 400 °C thì cường độ của bê tông không bị suy giảm đáng kể, hệ số dẫn nhiệt của bê tông cũng thấp nên giúp bảo vệ cốt thép ở nhiệt độ cao.
Khả năng hấp thụ năng lượng tốt: các kết cấu làm bằng bê tông cốt thép thường có khối lượng lớn nên có khả năng hấp thụ lực xung kích tốt.


NHƯỢC ĐIỂM:

Nặng nề: 

Các kết cấu xây dựng làm từ bê tông cốt thép thường có nhịp tương đối nhỏ, chi phí xây dựng nền móng cao. Nhược điểm này hiện được khắc phục đáng kể bằng việc sử dụng kết cấu bê tông dự ứng lực hoặc kết cấu bê tông cường độ cao kết hợp với các giải pháp xây dựng hợp lý.

Thời gian thi công lâu: 

Bê tông cần thời gian để đông cứng, trong thời gian này chất lượng bê tông chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, môi trường… Nhược điểm này có thể khắc phục bằng cách sử dụng bê tông đúc sẵn lắp ghép hoặc bán lắp ghép.

Khả năng tái sử dụng thấp: 

Việc tháo dỡ, vận chuyển và tái sử dụng bê tông sau khi sử dụng rất tốn kém và tiêu hao nhiều công sức.
Chi phí cho hệ thống ván khuôn.
Tham khảo từ bài viết: Những điều cần biết về bê tông cốt thép

Nguyên tắc phong thủy cơ bản khi thi công xây dựng nhà ở

Ngày nay, thi công xây dựng nhà ở theo phong thủy đang được tất cả gia đình quan tâm. Ngoài việc thiết kế sao cho công năng hợp lý thì thuận theo phong thủy cũng là yếu tố rất quan trọng.

Thi công xây dựng nhà cửa theo phong thủy

Khoa học chứng minh, tác động của phong thủy góp phần không nhỏ ảnh hưởng tới sức khỏe, công dành, tài lộc, hạnh phúc của cuộc sống con người. Vận dụng phong thủy theo một cách có chừng mực, khoa học thì chúng ta sẽ đạt được những điều tốt lành, vận may và ngược lại, lạm dụng thái quá sẽ gây nhiều phiền hà với tâm lý bất an và khó chịu.



Bởi vậy, mặc dù có thể đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về phong thủy nhưng khi bắt đầu thi công xây dựng nhà cửa các gia chủ vẫn thường lúng túng trong việc tiến hành đúng tuần tự các bước theo đúng nguyên tắc phong thủy.

Nguyên tắc:

Chính vì vậy chúng tôi xin nếu ra mấy điều căn bản nhất để bạn và gia đình có thể tham khảo như sau:

– Xem ngày giờ động thổ và người đứng ra làm nhà có được tuổi xây dựng nhà hay không. Trong trường hợp bắt buộc phải tiến hành thi công xây dựng khi chủ nhà không được tuổi thì có thể mượn tuổi người khác cho phù hợp.

– Xem hướng cửa chính hợp với tuổi của gia chủ. Ví dụ, gia chủ sinh năm 1980, cửa chính có thể quay về các hướng: Tây Bắc (Diên Niên); Đông Bắc (Sinh Khí); Tây Nam (Phục Vị); Tây (Thiên Y);

– Xây dựng bếp nấu phải tuân theo nguyên tắc “tọa hung hướng cát”. Nghĩa là đặt tại điểm xấu, quay mặt về một trong bốn hướng tốt của gia chủ. Tránh đặt bếp dưới cầu thang, dưới nhà vệ sinh hay thẳng cửa nhà vệ sinh mở ra và đường nước đi dưới bếp vì hỏa kỵ thủy.

– Tra kích thước của cửa đi, cửa sổ, cửa phòng đúng theo cung tốt của thước Lỗ Ban.

– Số bậc cầu thang có 4 cung Sinh – Lão – Bệnh- Tử, nếu là nhà tầng thì lưu ý tính từ bậc thứ nhất đến bậc kết thúc phải là cung “Sinh”.

– Xác định “Trung cung” của ngôi nhà để tránh đặt cầu thang, vệ sinh đúng vào khu vực đó.

– Hướng cấp nước vào phải là bên trái của ngôi nhà, hướng thoát nước ra bên phải (đứng bên trong nhà nhìn ra).

Kiêng kỵ khi thi công xây nhà

Nếu cao thấp không đều, cao đè thấp. Nhà bên trái có thể cao hơn nhà bên phải, tuyệt đối không cho nhà bên phải cao hơn nhà bên trái. Tập tục quy định: tả thanh long hữu bạch hổ, thà rằng để thanh long cao vạn trượng, chứ không cho bạch hổ ngẩng đầu lên. Trong cùng một sân, dù là nhà của mình, cũng không được phòng bên lớn hơn và cao hơn phòng chính, phòng trước không được cao hơn phòng sau, nếu không đầy tớ sẽ khinh chủ.

Trước nhà không được có ngôi nhà đổ nát dù có người ở hay không. Có nhà đổ nát trước cửa khiến người ta mất hướng: Nhà đổ nát có nhiều vi khuẩn; nhà bỏ hoang dễ là nơi của kẻ lang thang trú ngụ; nhà xiêu vẹo dễ đổ sập, trẻ nhỏ chơi trong đó rất nguy hiểm. Ngoài ra, nhà bỏ hoang khiến người ta sẽ nằm mơ thấy ma quỷ, dễ bị ảo giác.

Cổng nhà ở đối diện với góc nhà người khác, không tốt.

Nếu góc của tường vây (tường rào) nhà người khác chĩa vào cửa nhà mình, thì gọi là “nê tiêm sát”. Nếu góc tường chĩa vào bên trái nhà, thì bất lợi cho đàn ông; nếu góc tường chĩa vào bên phải, thì bất lợi cho đàn bà.

Nhà kiểu chữ bát: mồ côi, nghèo khổ, nhiều tật bệnh.


Thi công xây dựng nhà cửa theo phong thủy


  • Nhà kiểu chữ hỏa: bế kinh.
  • Nhà kiểu cái quạt: vất vả, lênh đênh.
  • Quá giang nhỏ cột to, cột bé tí: thường bị người áp đảo.
  • Điệp đống (hai thượng lương chồng lên nhau) mà không có chái, nhà đổ bị ôn dịch.
  • Nhà to không lưu gió, tan nát, người không có.
  • Nhìn từ xa, nhà như ở dưới hồ, cô quả (góa vợ góa chồng), nhân khẩu hiếm.
  • Nhà trước cao nhà sau thấp, hại con, xung khắc vợ.
  • Nhà sau cao, nhà trước thấp, già trẻ đều mê muội.
  • Giữa cao, trước sau thấp, vợ chồng không hòa thuận.
  • Giữa cao, trái phải thấp, hay bị chuyện thị phi.
  • Chân tường rơi lả tả, sa sút và tai họa.
  • Mặt bằng diện tích trước hẹp sau rộng thì cả phú lẫn quý.
  • Mặt bằng diện tích trước rộng sau hẹp, của cải ít.
  • Mặt bằng diện tích hình tam giác, không người lẫn của.
  • Bốn góc mặt bằng đều có khiếm khuyết, tuyệt đối không được ở.
  • Nhà quá to, nhân khẩu quá ít, không tốt. Nhà quá nhỏ, nhân khẩu quá đông, không tốt. Nhà ở của các con không được làm trong sân nhà cha mẹ.
  • Nếu ghép hai nhà làm một thì không được nối liền mái hiên.
  • Mặt tiền rộng hơn chiều dài, không tốt.

Số phòng trong nhà

Số phòng trong nhà, bao gồm phòng ngủ, phòng khách, bếp, nhà tắm, nhà xí v.v… có liên quan đến lành dữ. Một phòng là cát. Hai phòng không can hệ gì. Ba phòng là hung. Bốn phòng, hung. Năm phòng, cát. Sáu phòng, cát . Bảy phòng, cát. Tám phòng, hung. Chín phòng, cát.

  • Số lượng cũng chỉ được là số lẻ, tránh số chẵn.
  • Nhà ở nên dùng gỗ thuộc dương, như tùng, san, mai; không được dùng gỗ thuộc âm, như lật, nam, hòe.
  • Từ bên ngoài mà có thể trông thấy cột cái thì sẽ có đứa con bất hiếu.
  • Nhà thi công xây dựng xong, ngoại hình không được như chữ sơn hoặc chữ đột. Nhà như vậy không đẹp, cũng không an toàn.


Tham khảo từ: Nguyên tắc phong thủy cơ bản khi thi công xây dựng nhà ở

Máy khoan từ cầm tay có phụ kiện gì?

Bạn đang muốn tăng cường chức năng cho chiếc máy khoan cầm tay của bạn? Hoặc bạn đang muốn tìm hiểu xem chiếc máy khoan bạn đang sở hữu có thể làm gì ngoài việc khoan một cái lỗ trên tường?

1. Nhóm mũi khoan

Đây chính là nhóm phụ kiện thông dụng nhất mà mọi người hầu như ai cũng biết! Nhưng liệu có bạn có biết chúng có bao nhiêu loại và từng loại dùng để làm gì? Có lẽ cũng ít người biết!
À mà bạn cũng nên đọc bài này: Hướng dẫn sử dụng mũi khoan.


1.1. Mũi khoan CNC

Chính xác tuyệt đối là điều mà loại mũi khoan này có. Nó được chế tạo chuyên dụng cho công nghiệp gia công cơ khí chính xác, bạn không thể mang loại mũi khoan này lắp vào những chiếc máy khoan có độ đồng tâm không cao vì chúng sẽ làm gãy mũi khoan ngay!

Tuy nhiên nếu bạn cần một sự chính xác tuyệt đối hay một sự đồng tâm cực cao ví dụ như để khắc trứng chẳng hạn thì hãy đầu tư một bộ mũi CNC.

Nó cũng có rất nhiều kích cỡ từ 0.1mm cho đến vài cm và cũng có rất nhiều kiểu để phù hợp với nhiều mục đích khác nhau.

1.2. Mũi khoan sắt thép hay mũi khoan có rãnh xoắn

Được chế tạo chuyên dùng cho gia công các vật liệu có độ cứng lớn như sắt, thép, kim loại. Dĩ nhiên là bạn có thể dùng nó để khoan bất cứ cái gì, ngoại trừ kim cương và thủy tinh.
Đặc điểm nổi bật của loại này là các rãnh xoắn được thiết kế với các độ nghiêng khác nhau nhằm tối ưu khả năng hoạt động. Bên cạnh đó nó cũng được phủ lên khá nhiều loại chất liệu như: Titanium, carbon nitride, nhôm titan…nhằm tăng độ cứng và khả năng hoạt động trong môi trường khắc nghiệt.

1.3. Mũi khoan khoét

Nhìn cái hình chắc bạn cũng hình dung ra được cấu tạo và công dụng của nó rồi. Được chế tạo nhằm mục đích tạo ra những lỗ khoan có kích thước lớn trên những vật liệu có độ dày không lớn lắm. Loại mũi khoan này cũng có từng loại dùng cho các chất liệu khác nhau như: Khoan gỗ, khoan sắt, khoan nhôm, khoan inox, khoan tường…



Đặc biệt là mũi khoan khoét có độ bền cao hơn so với mũi khoan rãnh xoắn thông thường vì chúng không lấy hết phôi ra ngoài mà chúng chỉ lấy một phần xung quanh, phần ở giữa sẽ bị đẩy ra ngoài sau đó.

1.4. Mũi khoan từ

Mũi khoan này được chế tạo chuyên dùng cho máy khoan từ. Máy khoan từ là loại máy khoan dùng lực hút từ tính để cố định máy khoan và vật cần khoan. Cấu tạo của chúng cũng tương tự mũi khoan khoét.

Thứ Sáu

Mẹo chọn thép xây nhà "chuẩn không cần chỉnh"

Thép xây dựng là một trong những yếu tố tiên quyết cấu thành nên sự bền vững của ngôi nhà. Chọn loại thép xây dựng nhà nào phù hợp với điều kiện của bạn và gia đình? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin để bạn làm rõ vấn đề hơn.

Với đặc tính chắc, dẻo vốn có, thép xây dựng đã khắc phục được yếu điểm chịu lực kéo và lực uốn kém của bê tông, từ đó làm nên thuật ngữ “Chắc như bê tông cốt thép”. Vì vậy mà hiện nay, thép chính là một trong những vật liệu phổ biến nhất trên thế giới và là thành phần chính khi xây dựng nhà. Giữa một thị trường thép xây dựng sôi động như hiện nay, Chợ Tốt liệt kê 5 lưu ý dưới đây để bạn dễ dàng chọn các loại thép xây dựng cần thiết cho ngôi nhà bạn.

1. Xác định số lượng và tính toán chi phí

Đây chính là bước đầu tiên đặt nền móng cho cả quá trình “chọn thép gửi nhà”. Bằng cách tính toán trước số lượng vật liệu sẽ dùng cùng chi phí theo giá thị trường ở thời điểm hiện tại, bạn sẽ kiểm soát được tổng chi phí. Nếu không có kinh ghiệm, hãy tìm đến các kiến trúc sư hoặc người có hiểu biết về vật liệu xây dựng để được tư vấn cách chọn lựa loại thép xây dựng phù hợp. Họ sẽ không chỉ tư vấn về giá cả, đại lý đáng tin cậy…. mà còn có thể giúp bạn hiểu hơn về các thông số kĩ thuật, về cách mà thép sẽ xây dựng nhà như thế nào.


2. Chọn thương hiệu

Hiện nay, các loại thép trong xây dựng đang được sản xuất bởi rất nhiều thương hiệu. Ngoài những thương hiệu trong nước như: nhà máy thép xây dựng Thái Nguyên, công ty Thép Miền Nam, Thép Pomina, Thép Hòa Phát, công ty Thép Việt Nam… còn có thể kể đến các công ty liên doanh Việt – Úc, Việt – Nhật và các nhà máy liên doanh với Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc.

Các loại thép xây dựng được sản xuất bởi những công ty liên doanh kể trên còn được gọi là thép ngoại, và giá cả của chúng cao hơn thép nội một chút. Tuy nhiên, dù là hàng ngoại thì các loại thép xây dựng này đều được sản xuất theo tiêu chuẩn Việt Nam, nên “ta về ta tắm ao ta” vẫn hơn. Vừa ủng hộ hàng Việt Nam chất lượng cao vừa tiết kiệm chi phí.

Ngoài ra, trên thị trường còn trôi nổi một số loại sắt thép do các tổ hợp linh tinh sản xuất, chúng thường có chất lượng không đảm bảo, vì vậy không được sử dụng để đổ cột, sàn, dầm cho nhà cao tầng. Loại này thường được in chữ nổi HVUC lên trên. Và thép ngoại nhập từ Trung Quốc.

Như đã nói ở đầu bài, chất lượng thép xây dựng là yếu tố tiên quyết bảo đảm sự bền vững cho công trình, nên nếu có chọn lựa những sản phẩm thép nhập khẩu, bạn cần chú ý đến giấy chứng nhận quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO hoặc giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) đối với thép nhập khẩu, nhằm đảm bảo tiêu chuẩn trong xây dựng nhà.


3. Khảo sát giá cả thị trường

Sau khi thực hiện xong bước một và bước hai, bạn nên khảo sát lại giá cả một lần nữa để chọn được nhà cung cấp tốt cả về chất lượng lẫn giá cả. Bạn có thể truy cập vào các trang rao vặt Hà Nội và TPHCM để tham khảo giá.

Trong tất cả các nhãn hiệu kể trên thì giá thép Hòa Phát là thấp nhất và cao nhất là thép Việt Nhật. Bên cạnh đó, theo bản tin “Thép xây dựng Việt Nam tuần 44 ” thì “Thị trường thép xây dựng được tiêu thụ khá bất ổn tại thị trường miền Bắc nhưng lại duy trì ổn định ở miền Nam do nhu cầu xây dựng tại miền Nam phát triển, nhiều hạng mục công trình được đầu tư đã thu hút nhiều sản phẩm thép hơn miền Bắc. Giá bán hầu như không có biến động đáng kể nào từ các đơn vị sản xuất cũng như các đại lí tiêu thụ sản phẩm thép xây dựng. Hoạt động mua bán diễn ra đều đặn, không có trở ngại nào trong quá trình vận chuyển sản phẩm…” Qua đó, giá thép nói chung hiện đang có nhiều bất ổn, hy vọng, vào hai tháng cuối năm – giai đoạn sôi động của thị trường thép, giá cả sẽ ổn định trở lại. Để cập nhật giá thép một cách nhanh chóng, bạn hãy vào trang mua bán nhanh thành phố Hồ Chí Minh.


4. Chọn đại lý cung ứng

Đây là một khâu cũng rất quan trọng. Một đại lý tốt sẽ cung cấp cho bạn các loại thép xây dựng đảm bảo chất lượng với giá cả hợp lý. Khi bạn chọn lựa tốt hoặc chỉ đơn giản là may mắn, bạn sẽ gặp được người chủ đại lý sẵn sàng tư vấn cách chọn thép xây dựng phù hợp. Nếu được, bạn hãy chọn một cửa hàng bán các loại thép trong xây dựng gần nhà nhằm tiện đường cho vận chuyển. Khâu vẫn chuyển tốt không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn tiết kiệm một phần chi phí.

Để cho chắc chắn nhất, bạn hãy tham vấn ý kiến từ người thân, bạn bè – những người đã từng xây nhà để chọn được đại lý uy tín nhất cho quá trình xây dựng nhà của bạn.

5. Vận chuyển và bảo quản

Các loại thép xây dựng nếu không được bảo quản đúng cách rất dễ bị gỉ sét, làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình khi tiến hành xây dựng nhà. Vì vậy, bạn nên vận chuyển vào ngày nắng ráo, trong quá trình vận chuyển nên, che đậy kĩ càng. Nơi tập kết, cất giữ nên tránh xa những khu vực có hơi nước mặn, gần biển và gió nồm, tốt nhất là cất trong nhà kho hoặc làm mái che.



Qua nhiều thế kỷ, thép đã cung cấp cho ta những cơ hội tuyệt vời cho sáng tạo trong thiết kế xây dựng nói chung và xây dựng nhà nói riêng. Nhờ đó, ngôi nhà – tổ ấm của chúng ta không chỉ chắc bên trong mà còn đẹp bên ngoài. Nếu có thời gian, ban nên ngắm qua một số biệt thự nhà vườn đẹp để tạo ý tưởng cho ngôi nhà tương lai của mình. Hoặc bạn có thể truy cập vào web đăng tin bất động sản để chọn cho mình một kiểu nhà lý tưởng. Hãy chắc chắn rằng, bạn sẽ chọn được những thanh thép phù hợp để công trình xây dựng nhà của bạn có được vẻ đẹp hoàn mỹ nhất.

>>NGUỒN5 lưu ý khi chọn thép xây dựng nhà

Vật liệu tối kỵ không dùng trong xây nhà cửa

Vật liệu xây dựng có khả năng ảnh hưởng đến con người qua các giác quan. Do đó, sự an lành của gia chủ cũng phụ thuộc nhiều vào vật liệu xây dựng.



Để đảm bảo tính an toàn cho gia đình bạn nên tránh sử dụng những vật liệu dưới đây:

Gỗ tạp, tre trúc

Thời chiến tranh hoặc trong những giai đoạn nghèo khó, dân ta vẫn tận dụng những vật liệu như: gỗ tạp, tre chúc để dựng nhà. Tuy nhiên, trong thời đại mới người ta vẫn dùng những vật liệu này để dựng nhà, làm cửa nhưng tuyệt đối không dùng các loại cây cụt ngọn, beo đọt, sét đánh, có vết thương, hoặc bị sâu đục thân…. vào việc làm nhà. Bởi theo quan niệm phong thủy, người ta cho rằng, nó là những loại cây tật bệnh, khiếm khuyết và gieo tâm lý về sự bế tắc, thui chột, xui rủi cho gia chủ. Hơn nữa, trên thực tế thì loại cây như vậy đều không có chất lượng tốt, độ bền kém dễ bị ộp/mềm, mối mọt, hư hỏng. Mời bạn xem thêm một số mẫu cửa gỗ công nghiệp dành cho gia đình.


Gỗ sao, sến, dên dên

Gỗ sao, sến và dên dên đều là những cây gố quý, thân cứng, thớ mịn, màu sắc đẹp và bền bỉ theo thời gian. Nhưng người dân miền Bắc lại rất kiêng kỵ làm nhà bằng vật liệu này, đặc biệt là sử dụng làm cột nhà, dừng vách, hay trang trí. Điều này cũng không khó để giải thích. Theo quan niện dân gian, các loại gỗ kể trên chỉ là loại gỗ âm dùng cho thuộc tính âm, để đóng quan tài, đóng tàu, xuồng, bè… mà thôi. Người dân miền Bắc thường dùng gỗ Mít để dựng nhà, bởi cây gỗ này bản thân đã mang ý nghĩa tâm linh tốt đẹp, lại có mùi thơm, bền chắc, đẹp mà lại dễ tìm kiếm.

Gỗ giáng hương

Không ai phủ nhận gỗ giáng hương là loại gỗ quí nhưng loại cây này đặc biệt kiêng kỵ không dùng đóng bàn, ghế, giường ngủ, ngựa gỗ vì nó là cây gỗ âm. Theo quan niệm dân gian, nếu dùng giáng hương làm giường thì khi nằm ngủ sẽ bị đau nhức người; nếu làm ngựa, bàn ghế trong nhà thì khi lau chùi bằng nước sẽ ra màu đỏ như máu, gieo tâm lý không tốt cho gia đình.
Nếu đẽo tượng thờ bạn nên dùng gỗ huỳnh đàn (sưa, sam) là loại gỗ quí dùng chuyên để đóng những vật linh thiêng.



Bạn đang phân vân chưa biết chọn loại chất liệu gì để đóng ban thờ, thử xem bài viết: Tại sao nên chọn gỗ mít làm bàn thờ tổ tiên.

Cây đòn dông

Bị cây đòn đông hay mái nhọn nhà hàng xóm đâm vào nhà mình, hoặc chĩa sang nhà mình trong Phong thủy gọi là Tiêm Xạ Sát, loại Tiêm Sát này mang sát khí của hành Hỏa, rất không tốt cho gia chủ, trước hết là gây cảm giác bất an cho người trong gia đình, nhất là những người có phòng ngủ ngay nó đâm vào. Cho nên khi lựa chọn cây đòn dông làm trái nhà không phải là dễ tìm. Đây là loại cây cho gỗ quý có độ bền chắc, đảm bảo nguyên vẹn, không có tì vết, không được chắp nối. Do yêu cầu khắt khe như vậy nên ngay từ khi rừng còn nhiều gỗ quý, dễ khai thác đã khó tìm được cây đòn dông cho ngôi nhà ba gian, hai chái. Ngày nay muốn tìm mua một cây đòn dông đủ quy cách sử dụng cho ngôi nhà 3 gian 2 chái là điều không dễ dàng. Hơn nữa, ảnh hưởng của cây gỗ đòn dông tới việc làm “bậc tam cấp” cũng khiến gia chủ phải dè chừng nếu lỡ may tính toán sai.



Thiết kế bậc tam cấp thời xưa và nay đêu có quy chuẩn riêng. Bậc tam cấp phải được bố trí sao cho khi bước chân lên hoặc xuống thì bước chân cuối cùng là chân phải. Nếu tính nấc thang sai, bước cuối cùng sẽ là chân trái, mà chân trái thường không phải là chân trụ, khi bước sẽ bị hẫng và té ngã, không an toàn. Đến thập niên 70 người ta lại đổi cách tính bậc tam cấp theo hướng sinh – lão – bệnh – tử. Với thứ tự lần lượt bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4. Chủ nhà rất kiêng nấc thang cuối cùng rơi vào chữ “bệnh” hay chữ “tử”. Đây là quan niệm có phần nhập nhằng pha trộn giữa Phật giáo và Lão giáo.

Quan niệm này khi bước vào thời kỳ kinh tế thị trường nhà cửa xây dựng ngày càng nhiều, nhiều kiểu dáng khác nhau thì việc tính toán bậc tam cấp nhà cửa, công trình càng được quan tâm. Vì thế, nhà cửa hiện nay dù cất theo kiểu truyền thống hoặc hiện đại thì bậc tam cấp, số nấc cầu thang đều được tính toán để làm sao nấc cuối cùng phải là chữ “sinh” hoặc chữ “lão”, tuyệt đối tránh chữ “bệnh”, chữ “tử”.
>>>NGUỒNĐâu là những vật liệu tối kỵ không dùng xây dựng nhà cửa?

[Sai lầm] khi sơn tường nhà mà ai cũng mắc phải

Bỏ qua chổi quét sơn, phối quá nhiều màu, kết hợp màu tương phản không đúng...là những sai lầm nhiều người mắc khi sơn nhà. Những sai lầm tuy nhỏ nhưng nó có thể làm mất đi tính thẩm mỹ của toàn bộ ngôi nhà.



Bỏ qua chổi quét sơn. Một trong những sai lầm lớn nhất mà nhiều người mắc phải khi sơn nhà là chọn loại sơn đắt tiền nhất và bỏ qua tầm quan trọng của chổi quét sơn.



Thực tế, việc làm này có thể khiến bạn ngạc nhiên vì hiệu quả không tốt như mong muốn



Theo nhà thiết kế Julia Kendell, thay vì chọn loại sơn cầu kỳ, hãy chọn chổi quét sơn thật tốt và sử dụng bất cứ loại sơn mà vẫn đạt được hiệu quả mong muốn.



Phối hợp quá nhiều màu sắc. Việc phối quá nhiều màu ở một không gian có thể làm mất đi sự bình yên vốn có của ngôi nhà



Không chau chuốt từng góc cạnh. Các khe kẽ còn thừa, chưa được sơn không làm ảnh hưởng đến toàn bộ vẻ đẹp không gian. Tuy nhiên, nhìn từ một điểm nhất định, bạn sẽ nhìn thấy các vệt bỏ sót, làm mất đi tính thẩm mỹ của công trình



Sơn nhà quá sáng. Những màu sơn quá sáng khi kết hợp với một số loại đèn có thể gây ảnh hưởng đến thị giác



Chọn màu sơn nhà quá an toàn. Thích căn bếp màu đỏ, phòng khách màu xanh nhưng bạn lại chọn gam màu trầm được nhiều người dùng.


Việc chọn sơn tường nhà với màu sắc trung tính và an toàn sẽ vô tình làm mất đi sự thoải mái của bạn sau giờ phút làm việc mệt mỏi. Ảnh: Asap Plumbers.



Sơn không có kế hoạch. Ngôi nhà sẽ xấu đi rất nhiều từ việc sơn tường không có kế hoạch. Vì vậy, cần xác định trước đường sơn.



Nên sơn từ trên trần xuống mép sàn nhà. Sơn đến đâu xong đến đó, tránh tình trạng sơn cách quãng, màu sơn sẽ không đều thành từng mảng.



Kết hợp màu sắc tương phản không đúng. Việc làm này có thể đem lại một kết quả phá cách, tuy nhiên đôi khi nó cũng sẽ dẫn đến những hình ảnh thảm hỏa.

>>>NGUỒN7 sai lầm tai hại khi sơn tường ai cũng mắc