Thứ Ba

Chuyên gia khuyến cáo không nên tự ép tinh dầu tại nhà?

Nhiều người cho rằng dầu tự ép tại nhà sẽ có chất lượng tốt hơn và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn do không có các chất phụ gia bảo quản nên xu hướng tiêu dùng sản phẩm ngày càng tăng. Tuy nhiên mọi người lại không biết được rằng dầu thực vật sau khi ép xong cần được trải qua quá trình tinh luyện để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn tạp chất. Khi ép thủ công tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.


1. Dầu dễ bị nấm mốc do quy trình sản xuất

Các chuyên gia luôn khuyến cáo chúng ta không nên tự ép tinh dầu tại nhà vì rất nhiều lí do mà lí do quan trọng nhất đó là vì tinh dầu ép tại nhà không đảm bảo được quy trình ép nên thường dễ bị nấm mốc, oxy hóa tạo ra độc tố mà khi sử dụng có thể gây ung thư, gây hại cho người trong gia đình
Hiện nay có 2 cách ép dầu là ép dầu thủ công và ép dầu bằng máy ép dầu. Ép dầu thủ công tốn nhiều thời gian và có quy trình phức tạp như nguyên liệu phải được phơi khô, nghiền nhỏ mang đi hấp, chưng cất rồi mới có thể lọc thành dầu. Trong những quy trình đó đều được tiến hành không khép kín vì vậy mà bụi bẩn, chất bẩn, nấm mốc có thể phát triển mạnh mẽ và gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nguyên nhân gây hại của máy ép dầu cũng là do sau quá trình ép máy móc không được vệ sinh đúng quy cách để bã thừa còn sót lại gây nấm mốc ảnh hưởng đến chất lượng lần ép tiếp theo. Hơn nữa nhiều người cho rằng máy ép có khả năng làm nóng để tách ép nên không lọc sạch và chọn nguyên liệu kĩ càng để lẫn những hạt nấm mốc, hạt lép,…Các hạt nấm mốc sẽ nhanh chóng sản sinh ra độc tố aflatoxin gây ung thư khi hòa lẫn với dầu sẽ khó kiểm soát về chất lượng và tính an toàn của sản phẩm.

2. Dầu bị oxy hóa do lẫn tạp chất

Máy ép dầu có khả năng ép dầu rất tốt tuy nhiên dầu được ép lại không có độ tinh khiết do máy không có khả năng loại bỏ hết tạp chất có trong nguyên liệu. Hơn nữa trong các loại thực vật đều có hàm lượng nước cao nên khi ép tạo ra hỗn hợp dầu và nước rất khó bảo quản và dễ lên men

Sau khi ép xong dầu dễ bị không khí và nhiệt độ môi trường oxy hóa do lẫn nhiều tạp chất. Nhiệt độ lớn có thể phá vỡ cấu trúc của dầu ép, nước trong dầu bị oxy gây ra mùi khó chịu, thay đổi màu sắc chứng tỏ dầu đã bị hỏng cần phải loại bỏ để đảm bảo an toàn sức khỏe


3. Dầu nhiễm chất độc từ chai đựng

Dầu ép xong mọi người thường đựng dầu trong các chai nhựa mà không biết rằng chính các loại chai nhựa cũng tạo nên độc tố bởi hiện nay các loại chai nhựa đều là nhựa tái sinh, nhựa đã qua sử dụng rất dễ nhiễm Phthalates. Chất này không có liên kết hóa học với nhựa nên chất này dễ dàng thoát ly ngấm vào dầu và trực tiếp đi vào cơ thể con người gây ra bệnh tật rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết tố và đặc biệt gây hại cho trẻ em, phụ nữ mang thai. Khi nhiệt độ tăng lên các loại chai này đều có thể bị móp, bị biến dạng sản sinh ra các chất có hại cho sức khỏe con người

Mọi người có thể tự ép dầu cho bản thân và gia đình tuy nhiên phải đảm bảo quy trình ép, quy trình bảo quản và thời gian sử dụng dầu cho đúng cách. Ngoài ra bạn có thể tự tách dầu với nước bằng nhiều phương pháp lọc tách dầu để đảm bảo độ tinh khiết tránh bị oxy hóa. Thay đổi thói quen sử dụng chai nhựa bằng chai thủy tinh, bảo quản dầu trong tủ lạnh để không bị môi trường và các tác nhân gây hại làm ảnh hưởng thì bạn có thể sử dụng được dầu vừa an toàn vừa tốt cho sức khỏe.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét