Thứ Năm

Kỹ thuật doa lỗ bằng máy khoan từ

Máy khoan từ là loại máy khoan đa năng ngoài việc sử dụng đế từ có tác dụng bám chặt vào vật liệu khoan đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng thì máy khoan từ còn nhiều ứng dụng như khoan, khoét, taro và đặc biệt là kỹ năng doa lỗ. Vậy máy khoan từ doa lỗ như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

Khái niệm và phân loại

- Doa lỗ là phương pháp gia công tinh lỗ sau khi khoan hoặc sau khi khoan và khoét để nâng cao độ chính xác và độ nhẵn bóng của lỗ. Lỗ sau khi doa đạt độ chính xác cấp 7, độ nhám bề mặt Ra 1,25

- Dụng cụ dùng để doa lỗ chủ yếu là dao doa. Dao doa có 2 loại là dao doa bằng máy và dao doa bằng tay. Theo kết cấu chia ra 2 loại dao doa nguyên chiếc và dao doa lắp ghép. Theo hình dạng lỗ lại có dao doa trụ để gia công lỗ trụ và dao doa côn để gia công lỗ côn. Với dao doa trụ được chia theo hình dạng rãnh thẳng và rãnh xoắn đường kính từ 3 đến 50mm



- Có nhiều loại lưỡi doa nên doa lỗ có ứng dụng cao trong sử dụng. Lưỡi doa rãnh thẳng giúp cho việc khoan lỗ không bị đứt quãng thường dùng để doa sát đáy. Lưỡi doa xoắn trái dùng để thực hiện trên lỗ thông suốt, lỗ đứt quãng.

- Số răng của dao doa thường là số chẵn, dao doa máy có răng phân bố trên đường tròn khi tiến hành doa lỗ sẽ đạt được độ chính xác và chất lượng bề mặt vật gia công cũng đẹp hơn

- Dao doa thường được làm bằng thép gió, thép hợp kim nên có độ cứng vững rất cao, lưỡi cắt bố trí không đối xứng nên khắc phục được hiện tượng rung động, lưỡi cắt nhiều với góc lớn nên chiều sâu cắt rất mỏng mà lượng chạy dao vẫn có thể lớn

Kỹ thuật doa lỗ bằng máy khoan từ

- Máy khoan từ cố định được phôi và máy nên sau khi khoan xong có thể tiến hành doa lỗ mà không bị lệch tâm khoan ban đầu đảm bảo sự tương đồng tâm lỗ mà nhiều loại khác không thể làm được

- Đầu tiên tiến hành khoan lỗ sau đó thay mũi khoan bằng mũi doa. Khi thực hiện doa lỗ dao doa được kẹp bằng bầu kẹp hoặc kẹp qua áo côn với lỗ côn của trục chính của máy cho nên trước khi doa phải tiến hành kiểm tra độ đồng tâm của dao so với trục chính để khi doa lỗ có đạt độ chính xác cao nhất.
- Dao doa là dao định kích thước dùng để gia công tinh lỗ do vậy phải xác định chuẩn lượng dư để lại trước khi doa. Nếu lượng dư quá lớn dao doa không cắt được, lượng dư quá nhỏ dao doa dễ bị trượt trong lỗ ảnh hưởng xấu đến bề ngoài và cả chất lượng của sản phẩm



- Lượng dư khi doa thô: 0,1 – 0,15 mm, khi doa tinh: 0,02 – 0,05 mm. Lỗ có đường kính nhỏ hơn 25 mm thường chia thành hai bước doa thô và doa tinh. Với lỗ có đường kính lớn hơn 25 mm thường gia công sơ bộ bằng dao khoét trước khi doa thô và doa tinh.

- Khi sử dụng máy khoan từ để doa lỗ cũng cần tuân thủ các bước chính như khoan lỗ sau đó khoét rộng lỗ rồi tiến hành doa thô đường kính chuẩn sau cùng là doa tinh để lỗ được đẹp và gọn gàng hơn. Ví dụ lỗ gia công là 30 H7, trình tự gia công như sau: khoan lổ đường kính 28 mm, khoét rộng 29,6 mm, doa thô đườmg kính 29,9 mm và doa tinh đạt 30H7.

Trên đây là toàn bộ kỹ thuật doa lỗ bằng máy khoan từ theo trình tự khoan – khoét – doa lỗ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kĩ thuật và cách thức thực hiện khi bạn muốn doa lỗ kim loại bằng máy khoan từ.

>>>XEM THÊMMáy khoan từ cầm tay có phụ kiện gì?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét